Để định nghĩa 1 kiểu số thực, bạn có thể sử dụng kiểu dữ liệu float.
Một biến dùng kiểu dữ liệu này có thể đặt một giá trị nằm trong khoảng -3.4028235E+38 đến 3.4028235E+38. Nó chiếm 4 byte bộ nhớ.
Với kiểu dữ liệu float bạn có từ 6-7 chữ số có nghĩa nằm ở bên mỗi bên dấu ".". Điều đó có nghĩa rằng bạn có thể đặt một số thực dài đến 15 ký tự (bao gồm dấu .)
Lưu ý trong sử dụng kiểu dữ liệu float:
Để biểu diễn giá trị thực của một phép chia bạn phải 2 số thực chia cho lẫn nhau. Ví dụ: bạn xử lý phép tính 5.0 / 2.0 thì kết quả sẽ trả về là 2.5. Nhưng nếu mà bạn xử lý phép tính 5 / 2 thì kết quả sẽ là 2 (vì hai số nguyên chia nhau sẽ ra một số nguyên).
Ví dụ về kiểu dữ liệu float trong chương trình ardunio:
float myfloat;
float sensorCalbrate = 1.117;
Cú pháp kiểu dữ liệu float:
float var = val;
var: tên biến
val: giá trị
Code tham khảo sử dụng kiểu dữ liệu float:
int x; int y; float z; x = 1; y = x / 2; // y sẽ trả về kết quả là 0 z = (float)x / 2.0; //z sẽ có kết quả là 0.5 (bạn nhập 2.0, chứ không phải là 2)
0 comments:
Post a Comment